Kinh nghiệm đi khám chữa bệnh tại bệnh viện nội tiết trung ương
I. Bệnh viện nội tiết trung ương chữa bệnh gì?
Được thành lập năm 1969, bệnh viện nội tiết trung ương là tuyến cuối chuyên ngành mũi nhọn về bệnh lý rối loạn chuyển hóa và nội tiết ở toàn khu vực phía Bắc. Trải qua hơn 50 năm nỗ lực đổi mới không ngừng, đến nay viện sở hữu 39 khoa lâm sàng, 15 phòng khám chuyên...
Bên cạnh đó, bệnh viện nỗ lực không ngừng trong sự nghiệp phát triển chăm lo sức khỏe cho người dân, đáp ứng cho cả đối tượng có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT.
Đại diện phía bệnh viện cũng cho biết, do đặc thù là tuyến cuối về nội tiết nên lượng bệnh nhân hàng ngày đổ về đây luôn trong tình trạng quá tải trầm trọng. Riêng tại cơ sở 1 và cơ sở 2 của bệnh viện, trung bình mỗi ngày phải đón nhận khoảng trên 1800 lượt người đến khám và điều trị, chủ yếu là người dân ở khu vực miền Bắc.
Theo đó, thế mạnh của bệnh viện tiếp nhận, điều trị các chứng bệnh lý liên quan như đái tháo đường, u bướu, ung thư tuyến giáp, ...
II. Bệnh nội tiết trung ương ở đâu?
Trải qua các giai đoạn khó khăn, với cơ sở trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đến nay đã phát triển mạnh thành 2 cơ sở chính nhằm tương hỗ, nhằm giảm tải số lượng bệnh nhân cho các bên.
2.1 Địa chỉ bệnh viện nội tiết trung ương Hà Nội
- Cơ sở số 1: trú tại Ngõ 215 Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội nằm trên trục đường Quốc Lộ I ( Cách trung tâm khoảng 10 km)
- Đây là nơi tiếp nhận và điều trị ban ngày cho bệnh nhân ngoại trú cùng với Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến.
- Là trụ sở chính trong việc khám chữa bệnh của Bệnh viện Nội tiết Trung ương
- Hội tụ nguồn lực chủ chốt, hầu hết là các chuyên gia, giáo sư, bác sĩ giỏi đầu ngành chủ chốt về nội tiết.
- Tập trung đầu tư máy móc công nghệ điều trị hàng đầu đáp ứng tối đa nhu cầu thăm khám chữa bệnh của người dân thủ đô.
- Cơ sở 2: trú tại Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
- Nằm ở ngay trong khu nội thành của thủ đô, tiện lợi cho những bệnh nhân quanh khu vực nội thành di chuyển.
- Tiếp nhận chẩn đoán, khám và điều trị ngoại trú các bệnh nội tiết liên quan đến vấn đề chuyển hóa trong cơ thể.
- Công nghệ máy móc được cập nhật liên tục nhằm đáp ứng đủ khối lượng bệnh nhân ngày càng đông lên.
- Thường tiếp nhận thăm khám, điều trị các bệnh lý nội tiết thông thường. Những trường hợp nặng, phức tạp sẽ được chuyển lên tuyến cơ sở 1 .
Đặc biệt, trong năm 2016, Bộ Y tế đã đưa ra quyết định xây dựng Bệnh viện Nội tiết Trung ương ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 1000 giường bệnh nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu thăm khám chữa bệnh bức thiết của người dân phía Nam.
2.3 Đường đi xe bus đi qua bệnh viện nội tiết trung ương
Để đi đến bệnh viện, nhiều người sẽ lựa chọn các hình thức khác nhau như xe máy, xe buýt, taxi hay xe ôm. Nếu bạn có kế hoạch di chuyển đến bệnh viện bằng phương tiện xe buýt, bạn nên tham khảo một số tuyến xe sau:
Lộ trình tuyến xe buýt đi qua bệnh viện nội tiết trung ương cơ sở số 1: Tuyến 09: Bờ Hồ; tuyến 18: ĐH kinh tế quốc dân; tuyến 51: Trần Khánh Dư, Cầu Giấy.
Lộ trình tuyến xe buýt đi qua bệnh viện nội tiết TW cơ sở số 2: Tuyến 39: CV Nghĩa Đô - Tứ Hiệp (BV Nội tiết Trung Ương).
III/ Kinh nghiệm khi đi khám bệnh tại nội tiết trung ương
Các thông tin liên quan đến lịch giờ làm việc, quy trình, hình thức thanh toán, lưu ý...hy vọng sẽ cho bạn những kinh nghiệm thực tế khi đi khám chữa bệnh tại đây.
3.1 Lịch làm việc cụ thể
Bệnh viện Nội tiết Trung Ương tiến hành thăm khám, chữa bệnh tất cả các ngày trong tuần kể cả Thứ Bảy và Chủ Nhật.
- Thời gian làm việc: 7h đến 17h30
- Trực cấp cứu 24/7
- Khung giờ làm việc: Từ thứ 2 tới chủ nhật: 7h00 tới 17h30
3.2 Quy trình
Để toàn bộ quy trình khám, điều trị bệnh diễn ra thuận lợi dễ dàng, bạn nên biết trước quy trình thăm khám chữa bệnh tại Bệnh viện nội tiết Trung Ương
- Bước 1: Đến quầy đăng ký khám bệnh, xuất trình thẻ Bảo hiểm Y tế (nếu có), Chứng minh nhân dân, điền thông tin và nhận sổ khám bệnh
- Bước 2: Chuyển sang quầy thu ngân đóng lệ phí khám và nhận số thứ tự
- Bước 3: Ngồi đợi ở khu vực chờ, khi đến lượt thứ tự sẽ vào phòng khám đã được chỉ định
- Bước 4: Thực hiện các bước làm xét nghiệm theo đúng chỉ định chuyên môn của bác sĩ
- Bước 5: Quay trở lại phòng khám lúc đầu nghe bác sĩ phân tích kết quả và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất
- Bước 6: Đưa đơn thuốc, nhận thuốc tại quầy hoặc nhập viện nếu cần thiết.
3.3 Lưu ý khác
- Bệnh nhân đến thăm khám nên chú ý mang theo sẵn các giấy tờ tùy thân cần thiết như CMND, phiếu xét nghiệm, siêu âm, sổ khám bệnh cũ ( nếu có)
- Trường hợp bệnh nhân di chuyển bằng phương tiện xe buýt nên cố gắng đi chuyến thật sớm để kịp thăm khám trong ngày.
- Cố gắng sắp xếp thời gian đến sớm trước giờ làm việc để rút ngắn thời gian xếp hàng, lấy số thứ tự khám bệnh.
- Ngoài ra, do lượng bệnh viện luôn đông đúc người ra người vào, do vậy, hạn chế mang theo trẻ nhỏ nếu không có nhu cầu khám bệnh cho các cháu.
- Nên tự có trách nhiệm bảo vệ tài sản tư trang cá nhân để phòng tránh hiện tượng mất cắp của kẻ gian.
- Bệnh nhân khi đi khám sẽ được yêu cầu tiến hành các xét nghiệm cần thiết về máu, nước tiểu nên bạn hãy cố gắng nhịn ăn sáng, uống nhiều nước để đảm bảo kết quả xét nghiệm chuẩn nhất.
IV. Quy trình tuyển dụng của Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Viện thường xuyên có những thông tin tuyển dụng những y bác sỹ, nhân viên bệnh viện,... để có thể giúp viện có những con người có chuyên môn tốt, luôn tận tình chăm sóc bệnh nhân.
Lời cuối, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương luôn là một trong những địa chỉ điều trị bệnh hàng đầu cho mọi người. Vì vậy, nếu có vấn đề gì về sức khỏe, bạn hoàn toàn có thể đến đây để được thăm khám và điều trị bệnh mộ t cách hiệu quả nhất.
Coi bài nguyên văn tại : Kinh nghiệm đi khám chữa bệnh tại bệnh viện nội tiết trung ương
source https://xoaseothammy.vn/benh-vien-noi-tiet-trung-uong/
Nhận xét
Đăng nhận xét